Bài văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát tại chùa chuẩn xác nhất

27/07/2020 16:07:12 | 1598 lượt xem

Đi chùa là nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng tâm linh người Việt. Khi đến chùa, mọi người đều phải chuẩn bị lễ mọn và bài văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tác cùng đức ngài được thờ tự tại ngôi chùa đó. Cùng xemtuoixaynha.com tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau đây nhé.

Ý NGHĨA VĂN KHẤN QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT TẠI CHÙA

Đi chùa là nét đẹp văn hóa trong tín ngưỡng tâm linh người Việt. Nét đẹp này vẫn được lưu truyền cho đến ngày hôm nay. Nhiều người đi chùa không chỉ để cầu may, cầu an, cầu tài lộc, may mắn mà còn để tinh thầnyên bình, thoải mái, nhẹ nhàng giữa bộn bề cuộc sống. Họ thường đến chùa vào các ngày lễ, tết, tuần tiết, sóc, vọng và ngày Hội, để tỏ lòng tôn kinh, ngưỡng mộ biết ơn Phật, Bồ Tát, Thánh Tăng cùng Thần linh.

Những khu chùa được bảo tồn đến ngày hôm nay được xem là khu sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh của tất cả mọi người. Con người hy vọng rằng bằng những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu viện đấng linh thiêng phù hộ cho bản thân, cùng gia đình, cộng đồng được bình an, thành đạt và hưng thịnh, yên bình, tiêu trừ nghiệp chướng, hóa giải vận xui, biến hung thành cát, giải trừ tội lỗi,…

NHỮNG LƯU Ý KHI SẮM LỄ QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT TẠI CHÙA

– Khi đến chùa chỉ được sắm lễ chay như: Hương hoa, quả, xôi, chè, oản phẩm,…  Khi đến những khu này tuyệt đối không được sắm lễ mặn bởi lễ mặn chỉ được dâng ở các khu vực mà chùa có thờ Thánh, Mẫu. Không nên dâng lễ mặt ở các ban thờ Phật, chính điện, chỉ được phép dâng lễ chay, tịnh mà thôi.

– Lễ mặn cũng được dâng ở điện thờ (nếu xây riêng) như Đức Ông- người cai quản toàn bộ công việc của ngôi Chùa. Ban thờ Phật, Bồ Tát không được phép dâng vàng, mã. Nếu có dâng thì chỉ dâng ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu, Đức Ông.

– Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.

– Dâng lễ Phật nên dâng các loài hoa sen, hoa huệ, hoa ngâu,… Tuyệt đối không dùng các loại hoa tạp, hoa dại,…

NHỮNG BƯỚC HÀNH LỄ KHI ĐẾN CHÙA

  • Đặt lễ vật: Khi đến chùa, việc đầu tiên cần làm là dâng lễ, lên hương ở ban Đức Ông trước.
  • Đặt lễ ở chính điện sau khi đã đặt lễ ở ban Đức Ông, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.
  • Thắp hướng tất cả các gian trong tòa nhà Bái Đường sau khi đã dâng lễ ở chính điện. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Các khu chùa thường có điện thờ Mẫu. Quý tín đồ nên đến đó dâng lễ bái người.
  • Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu)
  • Sau khi đã tạ lễ xong, quý tín đồ nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.

Xem thêm văn khấn Tết qua bài viết Bài văn khấn mùng 1 Tết – Cúng thần linh và gia tiên mùng 1 Tết .

BÀI VĂN KHẤN QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT TẠI CHÙA CHUẨN XÁC NHẤT

“Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

Kính lạy Đức Viên Thông giáo chủ thùy từ chứng giám.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ………….

Tín chủ (chúng) con là: ……………………..

Ngụ tại: …………………………..

Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới Toà sen hồng.

Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !” (3 lạy)

Xem thêm văn khấn ông công ông Táo qua bài viết: Bài Văn khấn Ông Công – Ông Táo 23 tháng Chạp Âm lịch.

BÌNH LUẬN: