27/07/2020 14:07:17 | 1048 lượt xem
Theo phong tục Việt, cứ ngày Rằm, lễ, Tết hàng năm, người dân trên khắp mọi miền đất nước lại nô nức rủ nhau về chùa trẩy hội. Mọi người chuẩn bị mâm lễ và bài văn khấn tam bảo để cầu may mắn, sức khỏe, bình an,… Cùng xemtuoixaynha.com tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau đây nhé.
Lễ chùa được xem là phong tục đẹp được lưu truyền từ ngàn đời nay. Hằng năm, cứ vào mùa xuân là mọi người nô nức rủ nhau đi lễ chùa, trẩy hội. Đặc biệt nhiều nhất là vào các ngày lễ, tết, hội đình mục đích thứ nhất là bày tỏ lòng kính ngưỡng của mình tới các vị chư thần, thần tiên, thổ địa,…. Hầu hết, mọi người lên chùa đều mong muốn cầu bình an, may mắn, sức khỏe, tài lộc,…. Đối với những người làm ăn xa hay kinh doanh buôn bán ai cũng mong một năm mới với bước khởi đầu mới thuận lợi và suôn sẻ.
Tam Bảo trong đền chùa được ví như “ba ngôi báu” bao gồm có Phật, Pháp và Tăng. Phật bảo được xếp đứng đầu trong Tam bảo bởi vì đây chính là đấng giác ngộ đầu tiên, là người đã tìm ra được chân lý và phương pháp tu tâm hướng tới sự giải thoát, làm giải tỏa bớt đau khổ của vạn vật chúng sinh.
Pháp được xếp thứ hai do nó được hình thành sau phật và được sáng tạo ra từ Phật. Đó là những cách thức, phương pháp tu tâm do Phật truyền dạy.
Phật Pháp sau khi được hình thành với nền tảng vững chắc sẽ có những Tăng nhân đi theo học tập và truyền bá tư tưởng của Đức Phật. Đây là những con người dành trọn đời mình đi theo, tin tưởng vào phật giáo. Họ không có thất tình lục dục, dời xa trần thế hướng tới một mục tiêu lý tưởng cao đẹp là phổ độ chúng sinh.
Trong không khí náo nhiệt, nô nức của lễ hội tại chùa, các thầy tử vi cũng về đây góp vui. Bạn có thể xem bói tại đây. Tuy nhiên chỉ nên xem với tinh thần thoải mái, vui vẻ, không nên quá tin.
Khi đến dâng lễ tại chùa chỉ được phép dâng lên lễ chay như hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè… không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả,…
Lễ mặn chỉ được phép dâng lên ở ban thờ Thánh, Mẫu chứ tuyệt đối không được dâng lên ở khu thờ tự chính của ngôi đến. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Lễ mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau…) thường được đặt tại điện thờ riêng của Đức Ông – Vị thần cai quản toàn bộ công việc của một ngôi chùa.
Tuyệt đối không nên sắm vàng, tiền âm phủ,… để dâng lên tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.
Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.
Trong khoảng thời gian đợi một tuần nhang, bạn có thể đi du ngoạn, tận hưởng không khí thanh, tịnh tại chùa.
Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá. Hoá sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính.
“Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ (chúng) con là: …………………..
Ngụ tại: ………………….
Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.
Chúng con xin dốc lòng kính lễ:
– Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.
– Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Ta Bà.
– Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.
– Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
– Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.
Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được …………………. (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).
Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khỏe, trên dưới thuận hòa an khang thịnh vượng.
Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)”
Tham khảo bài viết: XEM VẬN HẠN NĂM 2019 KỶ HỢI để xem vận hạn năm 2019 đầy đủ, chi tiết nhất của bạn như thế nào.